Tính tương liên của Vũ Trụ

Ngày xưa Nữ hoàng Võ Tắc Thiên hỏi Thầy Pháp Minh cách giảng giải thực hành và đơn giản về nguyên lí của tính tương liên vũ trụ, của mối quan hệ giữa một và nhiều, của Trời và sinh linh của ngài, và của các sinh linh với nhau.
Pháp Minh đi tới chỗ xây dựng và chọn một trong các buồng của cung điện để đặt tám gương lớn vào tám điểm theo la bàn. Thế rồi ông ấy đặt thêm hai gương nữa, một cái trên trần và một cái trên sàn. Một cây nến được treo từ trần ở chính giữa căn buồng.
Khi hoàng hậu bước vào, Pháp Minh thắp sáng cây nến. Hoàng hậu thốt lên, “Tuyệt quá. Đẹp quá.”
Pháp Minh chỉ vào bóng phản xạ của ngọn lửa trong mỗi một trong mười chiếc gương và nói, “Tâu bệ hạ, ngài thấy đây là minh chứng mối quan hệ của một và nhiều, của Trời với từng một trong các sinh linh của ngài.”
Nữ hoàng nói, “Đúng, quả vậy, thưa Thầy. Và mối quan hệ của từng sinh linh với nhau là gì?”
Pháp Minh trả lời, “Bệ hạ quan sát xem, cách từng chiếc gương không chỉ phản xạ một ngọn lửa ở trung tâm, từng gương cũng phản xạ ngọn lửa trong tất cả các gương khác, mãi tới số vô hạn ngọn lửa chất đầy tất cả chúng. Tất cả những phản xạ này đều hệt như nhau; theo một nghĩa nào đó chúng là trao đổi được cho nhau, theo nghĩa khác từng phản xạ tồn tại một cách riêng biệt. Điều này chỉ ra mối quan hệ thực của từng sinh linh với kẻ lân cận của nó, với mọi cái đang hiện hữu. Tất nhiên, thần phải chỉ ra, muôn tâu bệ hạ,” Pháp Minh tiếp tục, “rằng đây chỉ là chuyện ngụ ngôn xấp xỉ đại thể và cố định về trạng thái thực của mọi sự trong vũ trụ, vì vũ trụ là vô giới hạn và trong nó mọi thứ đều ở trong chuyển động đa chiều.” Thế rồi thầy che một trong vô số các phản xạ của ngọn lửa chỉ ra cách từng sự can nhiễu khá nhỏ ảnh hưởng tới toàn thể cơ cấu của thế giới của chúng ta. Kegon diễn đạt mối quan hệ này bằng công thức: Một trong tất cả, tất cả trong một, một trong một, tất cả trong tất cả.
Thế rồi Pháp Minh, để kết luận phiên trình diễn theo mệnh lệnh, giơ lên một quả cầu pha lê nhỏ và nói, “Bây giờ xin bệ hạ quan sát, cách tất cả những gương lớn này và tất cả vô số hình dạng chúng phản xạ lại được phản chiếu trong hình cầu nhỏ này. Bệ hạ thấy đấy, cách trong thực tại tối thượng, cái nhỏ vô hạn chứa cái lớn vô hạn và cái lớn vô hạn chứa cái nhỏ vô hạn, không có cản trở nào. Ồ, giá mà thần trình diễn được cho bệ hạ sự xuyên thấu lẫn nhau không bị cản trở của thời gian và vĩnh hằng, của quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng hỡi ôi, đây là quá trình động mà phải được hiểu thấu ở mức độ khác....”


Con người không là hòn đảo; không cái gì như vậy cả. Mọi thứ đều có quan hệ tương hỗ, mọi thứ đều liên thuộc. Độc lập - chính từ này - là sai; phụ thuộc cũng vậy. Thực tại là liên thuộc.
Mọi thứ được kết nối sâu sắc với mọi thứ khác tới mức không cái gì có thể tồn tại tách rời. Nếu bạn có thể hiểu được một đoá hồng nhỏ trong tính toàn bộ của nó, từ rễ và mọi thứ, bạn sẽ hiểu toàn thể vũ trụ, vì toàn thể vũ trụ được tham gia vào trong đoá hồng nhỏ đó. Trong nhành cỏ nhỏ nhất mọi thứ được chứa đựng. Nhưng nhớ lấy, như Pháp Minh đã nói cho nữ hoàng: Mọi minh hoạ, mọi mô tả đều tĩnh, và sự tồn tại là luồng động. Nó là dòng sông. Từng thứ đều di chuyển vào trong thứ khác lẫn nhau. Không thể nào vẽ được đường ranh nơi thứ này chấm dứt và thứ khác bắt đầu; không có lằn ranh - không thể có được. Cho nên mọi phân biệt chỉ là theo chủ định thực hành, chúng không có giá trị tồn tại.
Đây là điều đầu tiên cần được hiểu. Đây là chính nền tảng của thuật giả kim Đạo giáo. Một khi điều này được hiểu, thế thì toàn thể thuật giả kim của Đạo giáo trở thành hiểu thấu được. Thế thì cái thấp hơn có thể được biến đổi thành cái cao hơn, bởi vì cái thấp hơn đã chứa cái cao hơn rồi. Kim loại cơ sở hơn có thể được biến đổi thành vàng bởi vì không cái gì là tách rời - cái cơ sở hơn đã chứa vàng rồi: như cái ở trên, cái ở dưới cũng vậy; như cái ở dưới, cái ở trên cũng vậy.
Chính ý tưởng rằng mọi thứ đều được liên nối làm cho biến đổi trở thành có thể. Nếu mọi thứ không được liên nối thế thì không có khả năng nào của bất kì biến đổi nào. Nếu thế giới bao gồm các đơn tử của triết gia Liebnitz - không cửa sổ, tách rời, riêng biệt nguyên tử, không kết nối với nhau chút nào vì chúng không có cửa sổ - thế thì không có khả năng nào của bất kì biến đổi nào.
Biến đổi là quan niệm được chỉ bởi vì bạn là tôi, tôi là bạn; chúng ta xuyên vào lẫn nhau. Bạn có thể nghĩ về bản thân bạn như tách rời cho dù một khoảnh khắc được không? Bạn thậm chí không thể hình dung được bản thân bạn là tách rời. Hoa không thể bị tách rời khỏi cây; khoảnh khắc nó bị tách ra nó chết. Cây không thể bị tách rời khỏi đất, đất không thể bị tách rời khỏi mặt trời, mặt trời không thể bị tách rời khỏi các vì sao khác, vân vân và vân vân. Bạn tách lá ra và lá chết. Bạn tách hoa ra, hoa chết. Bạn tách cây ra khỏi đất, cây chết. Bạn tách trái đất ra khỏi mặt trời và trái đất chết.
Chết nghĩa là tách rời; sống nghĩa là không tách rời. Do đó bản ngã nhất định chết đi bởi vì đó là ý tưởng của bạn về tách rời. Nghĩ về bản thân người ta dưới dạng bản ngã là nguyên nhân duy nhất của chết - bởi vì bản ngã đã chết rồi. Bạn có thể cứ phí công vô ích, nhưng được bao lâu? Nó sẽ chết thôi. Nó đã chết rồi, đó là lí do tại sao nó sắp chết. Cái mà sống trong bạn không thể chết được - sống là vĩnh hằng. Nhưng sống không phải là của bạn, bạn không thể sở hữu được nó. Sống thuộc vào tất cả. Sống có tính bao la, vô hạn. Chết là tí hon, chết có tính cá nhân; sống có tính vũ trụ. Cho nên khi bạn sống bạn là một phần của vũ trụ, và khi bạn chết bạn chết chỉ bởi vì bạn nghĩ bạn là tách rời. Bạn càng cảm thấy là một phần của cái toàn thể, bạn sẽ càng có nhiều sống hơn.