Bạn cứ quan sát tâm trí mình và bạn sẽ thấy hàng các biến cố quá khứ
quay lại, từ xa xăm, vào thời bạn mới ba hay bốn tuổi. Và tất cả những
điều đó đã trở nên được thu thập; nó thành đè nặng lên bạn.
Phật nói: Nếu ông muốn làm yên tĩnh tâm trí, điều đầu tiên là học nghệ thuật phản ánh. Chỉ phản ánh và đi tiếp. Vâng, sống trong khoảnh khắc này, sống một cách toàn bộ. Phản ánh bất kì cái gì đang đó và rồi để nó đi. Đừng níu bám lấy nó, để cho bạn lại thuần khiết, lại hồn nhiên, lại sẵn có, lại trống rỗng, sẵn sàng kinh nghiệm nữa.
Chính bởi vì quá khứ của bạn mà bạn không thể kinh nghiệm được hiện tại; quá khứ của bạn bóp méo mọi thứ. Chính bởi vì quá khứ của mình mà bạn cứ ham muốn tương lai, bởi vì bạn không muốn lặp lại sai lầm của quá khứ và bạn muốn có tất cả mọi hoan lạc bạn đã tận hưởng trong quá khứ lặp đi lặp lại trong tương lai. Cho nên tương lai của bạn chẳng là gì ngoài quá khứ được sửa đổi: mọi đau đớn đã bị xoá đi và mọi hoan lạc đều được nhân lên. Và giữa quá khứ và tương lai của bạn là hiện tại nhỏ bé - cái đó mới là thực. Giữa hai cái không thực bạn đang phá huỷ đi cái thực. Nếu bạn học cách phản ánh, thế thì quá khứ là không liên quan, tương lai là không liên quan; cái liên quan duy nhất là về hiện tại.
Hiện diện trong hiện tại - đó là nghĩa của phản ánh.
Và điều thứ hai: làm yên tĩnh tâm trí, Phật nói:
Quan sát.
Bạn sẽ làm gì khi bạn phản ánh? Bạn không phải là thứ chết, bạn không giống như chiếc gương chết - bạn sống động. Cho nên bạn sẽ làm gì? Quan sát.
Bạn nghĩ, bạn tưởng tượng, nhưng bạn chưa bao giờ quan sát. Quan sát là quá trình hoàn toàn khác. Nó nghĩa là bạn không có cái thích, cái không thích. Bạn không kết án cái gì, bạn không ca ngợi nữa. Bạn đơn giản nhìn và bạn nhận biết và bạn tỉnh táo - không chết như tấm gương. Bạn là nhận biết. Bạn đang quan sát điều đang xảy ra.
Bạn nhìn bông hồng; bạn phản ánh nó và bạn quan sát nó. Bạn không nói gì về bông hồng. Bạn không đem lời vào giữa bạn và bông hồng bởi vì tất cả những lời đó đều vô dụng. Khi bạn đang trực diện với bông hồng thực sao lại đem lời vào? Sao phá huỷ thực tại của bông hồng bằng việc đem diễn giải của quá khứ? Bạn có thể trích dẫn các nhà thơ lớn - Shelley và Yeats - nhưng bằng việc trích dẫn họ bạn đang đem vào giữa bạn và bông hồng này rào chắn. Để mắt bạn hoàn toàn trống rỗng đi -nhưng đừng rơi vào giấc ngủ. Quan sát, chỉ nhìn im lặng. Là nhân chứng.
Quan sát nghĩa là nhìn vào mọi sự không có đánh giá nào, không nói nó tốt không nói nó xấu - bởi vì chẳng cái gì là tốt và chẳng cái gì là xấu. Mọi sự đơn giản là điều chúng đang là.
Bông hồng là bông hồng và gai là gai; gai không xấu mà bông hồng cũng không tốt. Nếu con người biến mất khỏi trái đất, hoa hồng sẽ có đó, gai sẽ có đó, nhưng sẽ không có ai để nói rằng hoa hồng là tốt và gai là xấu. Chính tâm trí chúng ta mới tạo ra các giá trị này. Và điều này cứ thay đổi.
Mới một trăm năm trước không ai đã bao giờ nghĩ tới việc để cây xương rồng trong nhà mình. Nếu bạn mang cây xương rồng vào nhà mình, mọi người nghĩ bạn điên, cái gì đó đã đi sai với bạn! Nhưng bây giờ trồng hoa hồng trong nhà bạn là chính thống rồi. Những người tiên phong trồng xương rồng; họ mới là người văn hoá thực. Họ để xương rồng trong phòng ngủ của mình nữa - độc, nguy hiểm, nhưng xương rồng là "ở trong" và hoa hồng là "ở ngoài." Kiểu mốt thay đổi.
Trong thế kỉ này, những cái xấu đã trở thành đẹp và những cái đẹp đã trở thành xấu. Picasso có giá trị - một trong những hoạ sĩ xấu nhất thế giới đã từng biết tới! Hai hay ba trăm năm trước ông ấy chắc đã bị buộc sống trong trại tâm thần nếu ông ấy vẽ những thứ như thế này. Ông ấy đã bị coi là loạn trí, hoàn toàn loạn trí. Bởi vì thế giới của Michelangelo là thế giới khác hoàn toàn; việc định giá khác đã tồn tại. Thế giới của Leonardo da Vinci là thế giới hoàn toàn khác.
Kiểu mốt cứ thay đổi. Mọi ngày con người cứ thay đổi. Thực tế không cái gì là tốt hay tồi, đẹp hay xấu. Tất cả đều phụ thuộc vào bạn. Bất kì cái gì bạn bắt đầu nghĩ là tốt, đẹp, đều trở thành tốt và đẹp. Sư Jaina đi người trần được người Jaina coi là vĩ đại, nhưng người khác nghĩ điều đó có chút tục tĩu. Nhiều lần vấn đề nảy sinh.
Mới vài ngày trước đây trong một làng, đã có bạo loạn bởi vì một sư Jaina đi vào thành phố và những người không Jaina phải đối người đàn ông trần truồng đó bước đi trong thành phố.... "Điều này là xấu cho con em chúng ta và vợ chúng ta và con gái chúng ta."
Tôi không chống lại khoả thân, nhưng tôi cũng không thiên về sư Jaina đi trần. Lí do của tôi hoàn toàn khác; lí do của tôi là ở chỗ họ trông xấu thế. Chừng nào bạn không có thân thể đẹp bạn không có quyền ở trần. Tôi có thể chấp nhận Mahavira đi trần. Người ta nói rằng ông ấy có một trong những thân thể đẹp nhất - và điều đó dường như là vậy bởi vì mọi tượng của ông ấy đều đẹp thế. Ông ấy phải đã có thân thể rất đẹp, rất cân xứng. Nếu ông ấy đi trần, điều đó có thể hiểu được. Che đậy thân thể đẹp của ông ấy bằng quần áo sẽ không đúng. Nhưng sư Jaina này cố tình huỷ hoại thân thể mình. Họ là những người tự bạo: họ làm què quặt thân thể mình theo nhiều cách. Họ làm cho họ thành xấu nhất có thể được, bởi vì thân thể bạn càng xấu, bạn càng được kính trọng. Cho nên họ trở thành tranh biếm hoạ. Họ là tranh biếm hoạ, không phải là người thực. Tốt hơn cả là che họ bằng quần áo đẹp.
Điều đó tuỳ thuộc vào tiêu chí của bạn là gì, vào giá trị của bạn là gì. Nhưng trong thực tế, chẳng cái gì tốt và chẳng cái gì xấu; mọi sự đơn giản là điều chúng đang là. Nếu bạn chứng kiến thế thì không có vấn đề chọn lựa. Thế thì nhận biết vô chọn lựa nảy sinh trong bạn.
Đó là điều J. Krishnamurti cứ nói mãi; nó về căn bản là thông điệp của Phật. Tín đồ của Krishnamurti nghĩ rằng ông ấy đang giảng cái gì đó rất nguyên bản. Chẳng có gì nguyên bản trong nó cả; nó về bản chất là thông điệp của Phật. Nó không phải là phát minh của J. Krishnamurti. Theo một nghĩa khác thì nó là nguyên bản; nó là nguyên bản theo nghĩa nó là kinh nghiệm của ông ấy. Ông ấy cũng biết nó như Phật biết. nhưng nó không mới - không nguyên bản theo nghĩa là cái mới. Nó là nguyên bản theo nghĩa rằng nó đã bắt nguồn trong ông ấy. Ông ấy không lặp lại Phật, điều đó đúng. Ông ấy không bắt chước Phật, điều đó đúng. Ông ấy đơn giản nói điều ông ấy đã biết. Nhưng bất kì cái gì ông ấy đã biết đều là cùng chân lí như chân lí của Phật.
Thực tế, không có hai chân lí trên thế giới này, cho nên tất cả những người đã thức tỉnh đều biết cùng chân lí lặp đi lặp lại. Ngôn ngữ của họ là khác, cách diễn đạt của họ là khác; nó nhất định là như vậy. Hai mươi nhăm thế kỉ đã qua từ Phật. Làm sao tôi có thể nói cùng ngôn ngữ được? Và làm sao Phật có thể nói cùng ngôn ngữ mà tôi nói? Điều đó là không thể được. Nhưng vì các tín đồ của Krishnamurti cứ nói rằng giáo huấn của ông ấy là tuyệt đối nguyên bản, mới - điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Về căn bản nó là cùng giáo huấn như của Phật: nhận biết vô chọn lựa. Đó là cũng nghĩa của "phản ánh" và "quan sát."
Nhận biết, nhưng không chọn lựa. Nếu bạn chọn, bạn mất quan sát. Nếu bạn bắt đầu níu bám - bởi vì khoảnh khắc bạn chọn bạn sẽ bắt đầu níu bám - thế thì phản ánh bị mất. Và một khi bạn đã hoàn thành hai điều đơn giản này - phản ánh và quan sát....
Dhammapada: Con đường của Phật - Tập 10
Phật nói: Nếu ông muốn làm yên tĩnh tâm trí, điều đầu tiên là học nghệ thuật phản ánh. Chỉ phản ánh và đi tiếp. Vâng, sống trong khoảnh khắc này, sống một cách toàn bộ. Phản ánh bất kì cái gì đang đó và rồi để nó đi. Đừng níu bám lấy nó, để cho bạn lại thuần khiết, lại hồn nhiên, lại sẵn có, lại trống rỗng, sẵn sàng kinh nghiệm nữa.
Chính bởi vì quá khứ của bạn mà bạn không thể kinh nghiệm được hiện tại; quá khứ của bạn bóp méo mọi thứ. Chính bởi vì quá khứ của mình mà bạn cứ ham muốn tương lai, bởi vì bạn không muốn lặp lại sai lầm của quá khứ và bạn muốn có tất cả mọi hoan lạc bạn đã tận hưởng trong quá khứ lặp đi lặp lại trong tương lai. Cho nên tương lai của bạn chẳng là gì ngoài quá khứ được sửa đổi: mọi đau đớn đã bị xoá đi và mọi hoan lạc đều được nhân lên. Và giữa quá khứ và tương lai của bạn là hiện tại nhỏ bé - cái đó mới là thực. Giữa hai cái không thực bạn đang phá huỷ đi cái thực. Nếu bạn học cách phản ánh, thế thì quá khứ là không liên quan, tương lai là không liên quan; cái liên quan duy nhất là về hiện tại.
Hiện diện trong hiện tại - đó là nghĩa của phản ánh.
Và điều thứ hai: làm yên tĩnh tâm trí, Phật nói:
Quan sát.
Bạn sẽ làm gì khi bạn phản ánh? Bạn không phải là thứ chết, bạn không giống như chiếc gương chết - bạn sống động. Cho nên bạn sẽ làm gì? Quan sát.
Bạn nghĩ, bạn tưởng tượng, nhưng bạn chưa bao giờ quan sát. Quan sát là quá trình hoàn toàn khác. Nó nghĩa là bạn không có cái thích, cái không thích. Bạn không kết án cái gì, bạn không ca ngợi nữa. Bạn đơn giản nhìn và bạn nhận biết và bạn tỉnh táo - không chết như tấm gương. Bạn là nhận biết. Bạn đang quan sát điều đang xảy ra.
Bạn nhìn bông hồng; bạn phản ánh nó và bạn quan sát nó. Bạn không nói gì về bông hồng. Bạn không đem lời vào giữa bạn và bông hồng bởi vì tất cả những lời đó đều vô dụng. Khi bạn đang trực diện với bông hồng thực sao lại đem lời vào? Sao phá huỷ thực tại của bông hồng bằng việc đem diễn giải của quá khứ? Bạn có thể trích dẫn các nhà thơ lớn - Shelley và Yeats - nhưng bằng việc trích dẫn họ bạn đang đem vào giữa bạn và bông hồng này rào chắn. Để mắt bạn hoàn toàn trống rỗng đi -nhưng đừng rơi vào giấc ngủ. Quan sát, chỉ nhìn im lặng. Là nhân chứng.
Quan sát nghĩa là nhìn vào mọi sự không có đánh giá nào, không nói nó tốt không nói nó xấu - bởi vì chẳng cái gì là tốt và chẳng cái gì là xấu. Mọi sự đơn giản là điều chúng đang là.
Bông hồng là bông hồng và gai là gai; gai không xấu mà bông hồng cũng không tốt. Nếu con người biến mất khỏi trái đất, hoa hồng sẽ có đó, gai sẽ có đó, nhưng sẽ không có ai để nói rằng hoa hồng là tốt và gai là xấu. Chính tâm trí chúng ta mới tạo ra các giá trị này. Và điều này cứ thay đổi.
Mới một trăm năm trước không ai đã bao giờ nghĩ tới việc để cây xương rồng trong nhà mình. Nếu bạn mang cây xương rồng vào nhà mình, mọi người nghĩ bạn điên, cái gì đó đã đi sai với bạn! Nhưng bây giờ trồng hoa hồng trong nhà bạn là chính thống rồi. Những người tiên phong trồng xương rồng; họ mới là người văn hoá thực. Họ để xương rồng trong phòng ngủ của mình nữa - độc, nguy hiểm, nhưng xương rồng là "ở trong" và hoa hồng là "ở ngoài." Kiểu mốt thay đổi.
Trong thế kỉ này, những cái xấu đã trở thành đẹp và những cái đẹp đã trở thành xấu. Picasso có giá trị - một trong những hoạ sĩ xấu nhất thế giới đã từng biết tới! Hai hay ba trăm năm trước ông ấy chắc đã bị buộc sống trong trại tâm thần nếu ông ấy vẽ những thứ như thế này. Ông ấy đã bị coi là loạn trí, hoàn toàn loạn trí. Bởi vì thế giới của Michelangelo là thế giới khác hoàn toàn; việc định giá khác đã tồn tại. Thế giới của Leonardo da Vinci là thế giới hoàn toàn khác.
Kiểu mốt cứ thay đổi. Mọi ngày con người cứ thay đổi. Thực tế không cái gì là tốt hay tồi, đẹp hay xấu. Tất cả đều phụ thuộc vào bạn. Bất kì cái gì bạn bắt đầu nghĩ là tốt, đẹp, đều trở thành tốt và đẹp. Sư Jaina đi người trần được người Jaina coi là vĩ đại, nhưng người khác nghĩ điều đó có chút tục tĩu. Nhiều lần vấn đề nảy sinh.
Mới vài ngày trước đây trong một làng, đã có bạo loạn bởi vì một sư Jaina đi vào thành phố và những người không Jaina phải đối người đàn ông trần truồng đó bước đi trong thành phố.... "Điều này là xấu cho con em chúng ta và vợ chúng ta và con gái chúng ta."
Tôi không chống lại khoả thân, nhưng tôi cũng không thiên về sư Jaina đi trần. Lí do của tôi hoàn toàn khác; lí do của tôi là ở chỗ họ trông xấu thế. Chừng nào bạn không có thân thể đẹp bạn không có quyền ở trần. Tôi có thể chấp nhận Mahavira đi trần. Người ta nói rằng ông ấy có một trong những thân thể đẹp nhất - và điều đó dường như là vậy bởi vì mọi tượng của ông ấy đều đẹp thế. Ông ấy phải đã có thân thể rất đẹp, rất cân xứng. Nếu ông ấy đi trần, điều đó có thể hiểu được. Che đậy thân thể đẹp của ông ấy bằng quần áo sẽ không đúng. Nhưng sư Jaina này cố tình huỷ hoại thân thể mình. Họ là những người tự bạo: họ làm què quặt thân thể mình theo nhiều cách. Họ làm cho họ thành xấu nhất có thể được, bởi vì thân thể bạn càng xấu, bạn càng được kính trọng. Cho nên họ trở thành tranh biếm hoạ. Họ là tranh biếm hoạ, không phải là người thực. Tốt hơn cả là che họ bằng quần áo đẹp.
Điều đó tuỳ thuộc vào tiêu chí của bạn là gì, vào giá trị của bạn là gì. Nhưng trong thực tế, chẳng cái gì tốt và chẳng cái gì xấu; mọi sự đơn giản là điều chúng đang là. Nếu bạn chứng kiến thế thì không có vấn đề chọn lựa. Thế thì nhận biết vô chọn lựa nảy sinh trong bạn.
Đó là điều J. Krishnamurti cứ nói mãi; nó về căn bản là thông điệp của Phật. Tín đồ của Krishnamurti nghĩ rằng ông ấy đang giảng cái gì đó rất nguyên bản. Chẳng có gì nguyên bản trong nó cả; nó về bản chất là thông điệp của Phật. Nó không phải là phát minh của J. Krishnamurti. Theo một nghĩa khác thì nó là nguyên bản; nó là nguyên bản theo nghĩa nó là kinh nghiệm của ông ấy. Ông ấy cũng biết nó như Phật biết. nhưng nó không mới - không nguyên bản theo nghĩa là cái mới. Nó là nguyên bản theo nghĩa rằng nó đã bắt nguồn trong ông ấy. Ông ấy không lặp lại Phật, điều đó đúng. Ông ấy không bắt chước Phật, điều đó đúng. Ông ấy đơn giản nói điều ông ấy đã biết. Nhưng bất kì cái gì ông ấy đã biết đều là cùng chân lí như chân lí của Phật.
Thực tế, không có hai chân lí trên thế giới này, cho nên tất cả những người đã thức tỉnh đều biết cùng chân lí lặp đi lặp lại. Ngôn ngữ của họ là khác, cách diễn đạt của họ là khác; nó nhất định là như vậy. Hai mươi nhăm thế kỉ đã qua từ Phật. Làm sao tôi có thể nói cùng ngôn ngữ được? Và làm sao Phật có thể nói cùng ngôn ngữ mà tôi nói? Điều đó là không thể được. Nhưng vì các tín đồ của Krishnamurti cứ nói rằng giáo huấn của ông ấy là tuyệt đối nguyên bản, mới - điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Về căn bản nó là cùng giáo huấn như của Phật: nhận biết vô chọn lựa. Đó là cũng nghĩa của "phản ánh" và "quan sát."
Nhận biết, nhưng không chọn lựa. Nếu bạn chọn, bạn mất quan sát. Nếu bạn bắt đầu níu bám - bởi vì khoảnh khắc bạn chọn bạn sẽ bắt đầu níu bám - thế thì phản ánh bị mất. Và một khi bạn đã hoàn thành hai điều đơn giản này - phản ánh và quan sát....
Dhammapada: Con đường của Phật - Tập 10